Trò chuyện cùng GS.TS, giảng viên cao cấp của ĐH Uppsala về chương trình Thạc sĩ Quản lí công MPPM

Thời gian đăng: 01/08/19

1.Chào ngài, mời ngài giới thiệu đôi chút về bản thân mình ạ.
Xin chào! Tôi tên là Anders Lindbom. Tôi là GS.TS, giảng viên cao cấp khoa Chính phủ của trường Đại học top đầu tại Thụy Điển – ĐH Uppsala. Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực chính trị xã hội và chính trị so sánh.

 
 
GS.TS Anders Lindbom đang giảng dạy môn: "Chính trị so sánh, kinh tế chính trị và phúc lợi" cho học viên Up 18

2. Ngài nghĩ gì về chương trình MPPM? Và theo ngài, vì sao các học viên Việt Nam nên theo học khóa học này?
Chương trình này là sự hợp tác giáo dục giữa trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN và trường Đại học Uppsala (Thụy Điển). Năm 2019 là năm đánh dấu sự chặng đường phát triển 10 năm của chương trình. Tôi hân hạnh được đến Việt Nam để giảng dạy cho chương trình này và tôi nhận thấy rằng chương trình này thực sự cần thiết, đặc biệt là đối với những cá nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chương trình này không chỉ cung cấp các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quản lí công mà còn hướng người học vào các tình huống điển hình mà chính phủ các nước đang gặp phải, cách họ giải quyết và điều hành Nhà nước như thế nào. Với quan điểm của cá nhân tôi, Việt Nam là một đất nước độc lập và tự chủ. Trong quá trình lịch sử, Việt Nam đã có nhiều sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về thể chế lẫn kinh tế. Nhưng để trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai thì đòi hỏi chính phủ cần có những quyết sách đúng đắn để thay đổi đất nước một cách toàn diện hơn nữa. Chính vì điều đó, nhưng học viên của chương trình thạc sĩ quản lí công MPPM – những cán bộ quản lí nhà nước tương lai – cần học hỏi những kinh nghiệm, các mô hình quản lí nhà nước tại các quốc gia phát triển trên thế giới. Và chương trình thạc sĩ quản lí công này đang đi đúng với mục đích, phương châm, ý nghĩa ban đầu của khóa học bởi bản chất của việc học thạc sĩ là nâng cao khả năng quản lí thực tế chứ không đi sâu vào lí thuyết như nhiều chương trình khác.
 
3.Xin cám ơn giáo sư. Mời ngài trình bày quan điểm của mình sự hợp tác giữa trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và ĐH Uppsala?
Rất hân hạnh. Tôi nghĩ rằng hai trường sẽ còn có rất nhiều cơ hội hợp tác không chỉ trong chương trình thạc sĩ quản lí công này mà còn nhiều chương trình khác trong tương lai. Đặc biệt, khi đến Việt Nam và có cơ hội giảng dạy tại đây tôi đã nhận ra được rất nhiều điều thú vị. Đó là những điểm khác biệt trong việc sử dụng các mô hình và cách chính phủ Việt Nam và Thụy Điển điều hành đất nước. Nó cho tôi những cái nhìn mới và quan điểm mới. Hơn nữa, điều tôi thấy tuyệt vời hơn cả là sinh viên, học viên UEB có thể cơ hội được tiếp cận với những tri thức mới nhất, những nghiên cứu có sẵn về vấn đề tổ chức, điều hành nhà nước đã rất thành công tại Thụy Điển.
 
4.Theo ngài, khi học môn: “Chính trị so sánh, kinh tế chính trị và phúc lợi” học viên sẽ nhận được những lợi ích gì từ môn học này?
Theo quan điểm cá nhân, môn học này thực sự cần thiết đối với những nhà lãnh đạo tương lai bởi nó cung cấp cho họ những kiến thức chuyên sâu về chính trị so sánh mà các nước phát triển trên thế giới đã thành công và phương hướng phát triển, điều hành đất nước để nâng cao được vị thế đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên, học viên đừng nên hi vọng rằng họ sẽ có thể áp dụng ngay được những mô hình tiên tiến đó hoặc khiến cho cấp dưới của họ ngay lập tức nâng cao được hiệu quả làm việc bởi mỗi một đất nước đều có thể chế, chính sách kinh tế - chính trị và nền văn hóa khác nhau. Các bạn chỉ nên học hỏi những điều mà bản thân mình cho là phù hợp nhất mà thôi.
 
5.Ngài nghĩ gì về học viên của chương trình MPPM?
Đây là một câu hỏi khá phức tạp bởi tôi phải nghĩ đi nghĩ lại tới 10 lần để nói ra điều này (cười). Tôi đã gặp gần 400 học viên của chương trình và tôi nhận thấy họ rất đa dạng về ngành nghề cũng như tính cách. Họ là những người năng nổ và nhiệt tình trong công việc. Họ cũng là những người chăm chỉ và nghiêm túc học tập, nghiên cứu với thái độ cầu thị. Trong lớp học, khi tôi đưa ra cho họ những câu hỏi về tình hình chính trị - xã hội Việt Nam, họ luôn sẵn sàng đưa ra các lí luận sắc bén, những dẫn chứng cụ thể. Họ có một tư duy phản biện khá tốt. Đó thực sự là một điều hết sức thú vị của học viên Việt Nam. Tuy nhiên, họ cần trao dồi hơn nữa về khả năng tiếng Anh của bản thân. Như các bạn biết đấy, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới và đối với những nhà quản lí đất nước thì việc sử dụng thành thạo nó trở thành một trong những nhu cầu thiết thực.
 
6.Trong tương lai ngài có muốn tiếp tục tham gia giảng dạy chương trình này không?
Tôi rất vinh hạnh về điều đó. Bởi lẽ tôi yêu Hà Nội. Đây là một thành phố năng động và phát triển vào ban ngày nhưng khi màn đêm buông xuống, tôi cảm thấy được vẻ đẹp cổ điển và lãng mạn. Đó là hai thái cực khác nhau và điều đó mang đến sự thú vị cho cá nhân tôi. Hơn nữa, những học viên của chương trình này luôn tiếp đón tôi với một thái độ tôn trọng và luôn để lại những ấn tượng tốt cho tôi như thái độ  và khả năng học tập của các bạn ấy. Vì vậy, trong tương lai tôi hi vọng sẽ có nhiều cơ hội được quay lại Việt Nam để giảng dạy cho chương trình.

 
Xin cám ơn ngài về buổi trò chuyện này!

Bài viết khác: