Phỏng vấn TS.Anna-Klara Lindeborg về chương trình thạc sĩ Quản lí Công Uppsala

Thời gian đăng: 01/08/19

1. Chào bà, bà có thể giới thiệu đôi chút về bản thân ạ 
Xin chào, Tôi là TS. Anna-Klara Lindeborg. Hiện nay, tôi đang giữ vai trò là người đại diện của trường đại học Uppsala tại Việt Nam.

 
 

2. Trong suốt quãng thời gian đảm nhiệm chức vụ này, bà có cảm nhận thế nào về Việt Nam ạ?
Trong gần 2 năm tôi đảm nhiệm vị trí này, tôi được tiếp xúc rất nhiều với đất nước, văn hóa và con người Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên khi tôi đến Việt Nam đó là một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh tại Châu Á. Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện với các hệ thống đường cao tốc, tàu điện trên cao. Nhưng điều khiến tôi sốc nhất đó là ở đây có rất nhiều xe máy và mật độ giao thông dày dặc nhất là vào giờ cao điểm. Bên cạnh đó, tôi thực sự rất yêu nền ẩm thực phóng phú và sự thân thiện của người dân ở đây. Những khác biệt văn hóa giữa Thụy Điển và Việt Nam khiến tôi cảm thấy vô cùng thú vị và ham muốn được khám phá nhiều hơn về dải đất hình chữ S này.

3. Cám ơn bà về những tình cảm tốt đẹp mà bà dành cho đất nước xinh đẹp của chúng tôi! Hôm nay bà đã có cơ hội được tham gia vào môn học “Chính trị so sánh, kinh tế chính trị và phúc lợi” do GS.TS Anders Lindbom - giảng viên cao cấp khoa Chính phủ, đại học Uppsala giảng dạy. Vậy cảm nhận của bà như thế nào ạ?
Được nghe GS.TS Anders Lindbom giảng dạy là một niềm vinh hạnh với tôi bởi ông là một vị giáo sư vô cùng đáng kính và là người có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực này. Đồng thời, tôi bị cuốn hút bởi phong cách giảng dạy chuyên nghiệp và rất duyên dáng của thầy.

 
TS. Anna-Klara Lindeborg tham dự môn học “Chính trị so sánh, kinh tế chính trị và phúc lợi”
do GS.TS Anders Lindbom giảng dạy cho học viên chương trình MPPM Uppsala
 
Tôi đã trao đổi với một số học viên của chương trình, họ cảm thấy cách GS.TS Anders Lindbom truyền đạt rất dễ hiểu và thông minh. Tất cả các vấn đề đều được thầy lồng ghép vào các case study thực tế để học viên chia sẻ các quan điểm, ý kiến cá nhân.Từ đó thầy sẽ lí giải nguyên nhân, đề xuất các phương án hợp lí nhất nhằm giải quyết các vấn đề về kinh tế chính trị cũng như phúc lợi xã hội mà quốc gia đó đang gặp phải. Ngoài ra, thầy còn so sánh sự khác giữa cá chính sách kinh tế và phúc lợi mà chính phủ Thụy Điển và Việt Nam đang áp dụng. Điều này khiến cho bài giảng sinh động và gần gũi với các học viên của chương trình. Theo quan điểm của tôi, môn học này cực kì cần thiết và phù hợp với những nhà quản lí cũng như các chuyên viên làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.
 
4. Hiện nay, sinh viên Việt Nam có nhu cầu rất lớn về các ngành học liên quan đến kinh tế, vậy trong tương lai trường Uppsala có định hướng triển khai liên kết với các trường đại học, cơ sở giáo dục tại Việt Nam các chương trình cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế không ạ?
Chúng tôi cũng đã sớm nhận ra rằng những ngành học về lĩnh vực Kinh tế đang trở thành những ngành “hot” được rất nhiều sinh viên Việt Nam quan tâm và mong muốn được theo học. Để đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, sinh viên cần được học tập và nghiên cứu trong môi trường giáo dục chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế, được cung cấp những kiến thức mới nhất về lĩnh vực Kinh tế và Uppsala hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu đó của các em. Chính vì vậy, trong tương lai chúng tôi sẽ triển khai tìm kiếm các đối tác là những trường đại học danh tiếng, các cơ sở giáo dục uy tín tại Việt Nam để thực hiện các hợp tác giáo dục nhằm mang đến cho sinh viên, học viên Việt Nam những cơ hội được theo học các chương trình cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ là một trong những đối tác quan trong nhất của chúng tôi.
 
5. Bà có kì vọng như thế nào về mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa trường Đại học Kinh tế -ĐHQGHN và trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) trong tương lai ạ?
Trong tương lai, tôi kì vọng rằng hai trường sẽ không ngừng củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác tốt đẹp này vì mục đích đó là cung cấp đến học viên một chương trình chất lượng cao, chuẩn quốc tế với chi phí học tập phải chăng.
Xin cám ơn bà đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này!

Bài viết khác: